Niềng răng móm giá bao nhiêu tiền? - Peace Dentistry

1/ Những nguyên nhân gây ra móm thường gặp:

  • Yếu tố di truyền: Nguyên nhân gây móm có 90% tỷ lệ xuất phát do yếu tố di truyền. Điều đó nghĩa là nếu cha mẹ, ông bà có người bị móm bẩm sinh (không tính móm do ngoại lực, tuổi tác) sẽ dễ di truyền sang đời sau. Những người bị móm di truyền sẽ có các đoạn gen ức chế hàm trên phát triển hoặc gen khiến hàm dưới quá phát. Từ đó tạo ra sự mất cân bằng giữa 2 hàm và tạo ra hiện tượng móm.
  • Thói quen xấu: Những tật xấu mút tay, ngậm núm giả, vị trí đặt lưỡi nghỉ không đúng cũng có thể là lý do gây móm. Duy trì những thói quen xấu trong thời gian dài sẽ khiến răng cửa dần bị sai lệch, nặng hơn là làm xương hàm phát triển không đúng cách và tạo ra móm
  • Mất răng: Nếu vì lý do nào đó bị mất răng & không phục hồi sớm thì cũng dễ gây ra hiện tượng móm. Lý do vì khu vực bị mất răng sẽ sớm bị tiêu xương, từ đó làm lợi bị tụt và hàm răng trở nên xô lệch. Đặc biệt khi mất răng hàm trên, xương hàm bị tiêu lâu sẽ khiến diện tích hàm trên bị ngót lại, từ đó gây ra móm. Càng mất nhiều răng thì biểu hiện móm ra ngoài sẽ càng rõ.

2/ Các phương pháp niềng răng móm:

Niềng răng mắc cài là phương pháp xuất hiện đầu tiên, đã tồn tại từ rất lâu và vẫn được sử dụng cho tới tận ngày nay. Phương pháp này khắc phục tình trạng răng móm rất hiệu quả bằng việc sử dụng mắc cài, dây cung và các khí cụ niềng răng hỗ trợ khác, có thể áp dụng được với mọi đối tượng.

a/ Niềng răng mắc cài kim loại:

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha truyền thống, giúp khách hàng cải thiện các khiếm khuyết của răng như lệch lạc, răng hô, răng móm,… Đây là phương pháp điều chỉnh các răng hiệu quả được áp dụng khá phổ biến hiện nay.

Khi lựa chọn điều trị răng móm bằng phương pháp niềng răng mắc cài kim loại, khách hàng sẽ được bác sĩ chỉnh nha gắn các khí cụ cố định vào các răng. Có 2 dạng phổ biến là niềng răng mắc cài truyền thống và mắc cài tự buộc. Đối với mắc cài thường bác sĩ sẽ dùng dây thun nha khoa để cố định các mắc cài và gắn vào từng răng. Còn đối với niềng răng mắc cài tự buộc, bác sĩ sử dụng hệ thống nắp trượt tự động để cố định các mắc cài, giữ dây cung. Khi đó dây cung sẽ trượt tự do trong rãnh mắc cài. Vì vậy giảm tối đa lực ma sát đồng thời rút ngắn thời gian điều trị.

b/ Niềng răng mắc cài sứ:

Cải tiến từ mắc cài kim loại truyền thống để mang lại tính tối ưu về mặt thẩm mỹ cho người dùng. Mắc cài này được làm từ chất liệu sứ nha khoa. Khá chắc chắn và khó bị phá vỡ. Ngoài ra còn có màu sắc tương tự như răng thật nên nếu từ khoảng cách xa sẽ khó nhận ra bạn đang đeo niềng răng.

Vừa kế thừa khả năng niềng hiệu quả cao lại vừa cải thiện về mặt thẩm mỹ, niềng răng mắc cài sứ phù hợp với những khách hàng có điều kiện kinh tế. Hoặc tình trạng móm nặng hoặc phải đeo mắc cài suốt thời gian dài.

c/ Niềng răng móm bằng mắc cài kim loại mặt trong:

Niềng răng mặt trong là phương pháp niềng răng gắn cố định các khí cụ (mắc cài, dây cung, dây thun nha khoa) vào mặt bên trong của răng. Kỹ thuật này khác với phương pháp truyền thống gắn mắc cài vào mặt ngoài của răng.

Đây được xem như một bước tiến mới trong ngành chỉnh nha. Niềng răng mắc cài mặt trong giúp bạn có thể vừa cải thiện tình trạng răng móm, điều chỉnh các răng đúng khớp cắn và đảm bảo tính thẩm mỹ cho gương mặt. Tuy nhiên, kỹ thuật niềng răng mắc cài mặt trong khá phức tạp vì vậy bạn cần lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín chất lượng và đặc biệt nha sĩ thực hiện phải giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao.

d/ Niềng răng không mắc cài Invisalign:

Niềng răng trong suốt Invisalign là phương pháp chỉnh nha hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến. Người niềng răng được lấy dấu hàm bằng công nghệ 3D. Sau đó đeo các khay niềng trong suốt được chế tác dựa theo dấu hàm đã lấy.

Những khay niềng được làm bằng nhựa cao cấp, chế tác tại Mỹ và có thể dễ dàng tháo lắp khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng. Khoảng 2 tuần, bạn sẽ thay khay niềng 1 lần để dần dần điều chỉnh các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Từ đó đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt nhất, giúp bạn có bộ răng thẳng, đều, gương mặt cân đối, hài hòa.

3/ Niềng răng móm hết bao nhiêu tiền?

Như vậy niềng răng móm có đắt không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng ban đầu, phương pháp niềng răng và trình độ tay nghề của bác sĩ.

- Niềng răng mắc cài chi phí sẽ dao động khoảng từ 30 triệu

- Niềng răng mắc cài sứ có chi phí nằm trong khoảng từ 36 triệu.

- Niềng răng trong suốt Invisalign chi phí từ 50 – 139 triệu.

Xem thêm: niềng răng móm có cần nhổ răng không

No comments:

Post a Comment

Adbox

@templatesyard