Bệnh tiểu đường có cấy ghép implant được không? Người bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao nếu bị trầy xước hoặc chảy máu do lượng đường trong máu cao làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
Bệnh tiểu đường có cấy ghép implant được không? Đây là vấn đề lo ngại của hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, sự sợ hãi không phải là vô căn cứ vì khi mắc bệnh này thường rất dễ nhiễm khuẩn và chảy máu khó cầm được.
Người bị bệnh tiểu đường thường hay gặp các bệnh lý ở răng miệng khiến việc cấy ghép răng gặp khó khăn hơn. Vì vậy, để có thể cấy ghép răng, điều quan trọng là người bệnh cần kiểm soát tốt, ổn định mức đường huyết trong giới hạn cho phép.
Phương pháp trồng răng implant là quá trình phẫu thuật cấy trụ titanium vào xương hàm thay thế chân răng đã mất. Trụ implant được cấy trực tiếp vào xương hàm, sau khi tích hợp, mão sứ sẽ được phục hình lên trên và hoàn tất quá trình. Răng implant có cấu trúc tương tự và thay thế răng mất hoàn hảo từ chân răng, thân răng đến mặt nhai, giúp ăn nhai cảm biến tương tự như răng thật. Hiện phương pháp cấy ghép implant là phương pháp hiện đại và ứng dụng phổ biến nhất hiện nay.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Thân Trọng Nguyên - chuyên gia cấy ghép implant tại Peace Dentistry TpHCM. Thạc sĩ Bác sĩ Thân Trọng Nguyên đã có trên 17 năm trong lĩnh vực Răng Hàm Mặt và đặc biệt có nhiều kinh nghiệm trong điều trị cấy ghép implant.
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất khiến đường huyết trong cơ thể tăng. Nguyên nhân gây tiểu đường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. Thông thường, bệnh tiểu đường có 2 dạng:
- Tiểu đường type 1: Nguyên nhân gây tiểu đường type 1 là do cơ thể thiếu hụt insulin để chuyển hóa glucose.
- Tiểu đường type 2: Nguyên nhân gây tiểu đường type 2 là do cơ thể đề kháng với insulin, không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng.
Bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng hoặc lở loét, máu lưu thông kém và còn ảnh hưởng xấu đến tim mạch, gan, thận, mắt... trên cơ thể người bệnh.
2. Người bị bệnh tiểu đường có trồng răng implant được không?
Phương pháp cấy ghép răng vào xương hàm giúp bệnh nhân hồi phục răng đã rụng. Đây là giải pháp an toàn và hiệu quả. Chân răng Implant được khoan và gắn trực tiếp vào xương hàm và bạn sẽ có chiếc răng mới bền chắc, nhưng trong quá trình trồng răng implant, nướu của người bệnh cần được rạch và khoan xương và máu có thể chảy ra nhiều hoặc ít.
Với người bình thường, việc cấy ghép implant không hề gây ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên, với người bị bệnh tiểu đường có cấy ghép implant được không là một thắc mắc, bởi việc máu chảy ra nhiều, cơ thể dễ nhiễm trùng, vết thương lâu lành, Implant bị đào thải, ... Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường thường hay gặp các bệnh lý ở răng miệng khiến việc cấy ghép răng gặp khó khăn hơn.
Vậy, người bị bệnh tiểu đường có trồng răng implant được không? Câu trả lời là có thể trồng răng implant, nhưng để được trồng răng implant, thì bệnh nhân cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp X quang hoặc CT Conebeam để đánh giá mật độ xương và tình trạng tại vị trí cần cấy ghép răng.
- Xét nghiệm các chỉ tiêu sinh hoá để đánh giá chính xác tình trạng bệnh tiểu đường ở thời điểm cấy ghép.
- Nếu người bệnh bị tiểu đường và tình trạng bệnh đã được kiểm soát tốt, ổn định thì khả năng được cho phép cấy ghép răng là trên 90%. Cụ thể, mức đường huyết được cho là an toàn đối với đa số người bệnh tiểu đường như sau: Đường huyết lúc đói là 90-130mg/dl; đường huyết sau ăn 2 giờ dưới 180mg/dl; đường huyết trước khi ngủ là 110mg/dl.
Vì vậy, khi người bệnh tiểu đường muốn cấy ghép răng thì sau khi xét nghiệm đáp ứng được các chỉ tiêu trên thì sẽ có thể cấy ghép và kết quả giống như người bình thường.
3. Lưu ý trước và sau khi cấy ghép implant ở người bệnh tiểu đường:
Đối với những người bình thường nói chung và người bị tiểu đường nói riêng, khi muốn trồng răng implant thì cần lưu ý một số điều sau đây:
- Nếu muốn cấy ghép implant, bạn nên chọn trung tâm nha khoa uy tín, có bác sĩ chuyên khoa lành nghề và các thiết bị y tế tiên tiến để giúp kiểm soát tốt quá trình điều trị.
- Cần nghỉ ngơi, thư giãn để tâm trạng thoải mái trước và sau khi cấy ghép implant
- Sau khi cấy ghép implant, nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng.
- Tái khám định kỳ để bác sĩ phát hiện và đưa ra những cách giải quyết kịp thời.
Tham khảo thêm: Case cấy ghép implant toàn hàm all on 5 cho người tiểu đường
Mọi thắc mắc về cấy ghép implant hoặc bệnh tiểu đường có cấy ghép implant được không? Quý khách có thể trực tiếp đến Peace Dentistry để được khám và tư vấn miễn phí. Với hơn 15 năm hoạt động, chúng tôi luôn tâm niệm: “Sự hài lòng của khách hàng là nền tảng vững chắc nhất giúp Peace Dentistry phát triển và khách hàng sẽ là người đưa thương hiệu của Peace Dentistry đến với cộng đồng”.
Để được tư vấn cụ thể về các vấn đề sức khỏe răng miệng, bạn có thể inbox đăng ký trực tuyến tại đây: https://m.me/PeaceDentistry hoặc liên hệ Hotline: 0978.563.565/0943.563.565/0942.563.565 để được tư vấn cụ thể!
No comments:
Post a Comment